A4 Forum
Hey chưa đăng kí thành viên ak` !!
Đăng kí đi !! Không làm phìn nữa ^^
Có nick rùi hả ? Thì đăng nhập đê @@
Welkum to AF Family !!
A4 Forum
Hey chưa đăng kí thành viên ak` !!
Đăng kí đi !! Không làm phìn nữa ^^
Có nick rùi hả ? Thì đăng nhập đê @@
Welkum to AF Family !!
A4 Forum
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

A4 Forum

-:¦:- We Are Best Friend -:¦:-
 
Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập
Bài gửi sau cùng
Bài gửiNgười gửiThời gian
Ôn thi Học Kì môn Sinh học Wed Nov 25, 2009 8:58 am
thông báo thông báo V/v uỷ quyền các topic Fri Nov 13, 2009 10:47 am
Comic VLTK: Cua vợ hàng xóm Fri Aug 14, 2009 3:06 pm
tham gja cho vuj nao`.......mở hàng đây Fri Aug 14, 2009 3:02 pm
bạn là người thành công Fri Aug 14, 2009 2:41 pm
Ai có crack game huose......... Thu Jul 30, 2009 7:09 pm
Tình yêu diệu kì Thu Jul 30, 2009 7:01 pm
Tâm sự cuối cùng Thu Jul 30, 2009 8:17 am
download FL Studio 8.0 - phần mềm làm beat chuyên dụng Thu Jul 30, 2009 7:06 am
Anh mãi chờ em - Su Knight Wed Jul 29, 2009 8:19 pm
[size=24]cần chỉ[/size] Wed Jul 29, 2009 1:41 pm
TAAN Online Wed Jul 29, 2009 1:31 pm

 

 Ôn thi Học Kì môn Sinh học

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 178
Tiền : 42
Join date : 27/09/2008

Ôn thi Học Kì môn Sinh học Empty
Bài gửiTiêu đề: Ôn thi Học Kì môn Sinh học   Ôn thi Học Kì môn Sinh học Icon_minitimeWed Nov 25, 2009 8:54 am

TIÊU HÓA
I. KHÁI NIỆM TIÊU
HOÁ


Động vật là sinh vật dị dưỡng, chỉ có thể tồn tại và phát triển nhờ các chất hữu cơ có sẵn dưới dạng thức ăn lấy từ môi trường ngoài, đó là các hợp chất hữu cơ phức tạp. Chúng phải trải qua một quá trình biến đổi mới tạo thành các hợp chất hữu cơ đơn giản, dễ hấp thụ, cung cấp cho các tế bào (thông qua màng tế bào), đó là quá trình tiêu hoá thức ăn.

II. TIÊU HOÁ Ở CÁC NHÓM ĐỘNG VẬT


* Hãy trình bày quá trình tiêu hoá xảy
ra ở các nhóm động vật


Quá trình tiêu hoá có thể xảy ra ở bên trong tế bào gọi là tiêu hoá nội bào hoặc diễn ra ở bên ngoài tế bào, gọi là tiêu hoá ngoại bào.

1. Ở động vật chưa có cơ quan tiêu hoá


Ở các động vật đơn bào như: trùng biến hình, trùng roi… quá trình tiêu hoá chủ yếu là tiêu hoá nội bào. Thức ăn được tiếp nhận bằng hình thức thực bào và nhờ các enzim thuỷ phân chứa tỏng lizôxôm mà thức ăn được tiêu hoá, cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể.

2. Ở động vật có túi tiêu hoá

Ở động vật có túi tiêu hoá như ruột khoang, quá trình tiêu hoá chủ yếu là tiêu hoá ngoại bào nhờ các tế bào tuyến tiết dịch tiêu hoá có chứa các enzim. Tuy nhiên, vẫn còn quá trình tiêu hoá nội bào. Thức ăn phức tạp được biến đổi thành các chất dinh dưỡng trong khoang tiêu hoá (túi tiêu hoá) và được hấp thụ qua màng tế bào, chuyển hoá thành những thành phần chất riêng của tế bào cơ thể, đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển.

3. Ở động vật đã hình thành ống tiêu hoá và các tuyến tiêu hoá

Ở động vật đa bào bắt đầu từ giun, thức ăn được phân nhỏ nhờ tác dụng cơ học của các cơ quan nghiền (bộ hàm) và cơ thành dạ dày. Quá trình biến đổi cơ học này tạo thuận lợi cho sự biến đổi hoá học. Quá trình biến đổi hoá học là quá trình biến đổi chủ yếu dưới tác dụng của các enzim từ các tuyến tiêu hoá tiết ra, thức ăn trở thành những hợp chất đơn giản hấp thụ vào máu và bạch huyết, cung cấp cho các tế bào cơ thể tổng hợp thành những hợp chất riêng cho từng tế bào.

Quá trình tiêu hoá diễn ra trong ống tiêu hoá với sự tham gia của các enzim chủ yếu là tiêu hoá ngoại bào, hình thức tiêu hoá nội bào đôi khi vẫn còn giữ được ở các tế bào biểu mô ruột đối với các phần tử thức ăn đã được biến đổi thành những thành phần tương đối đơn giản như tripeptit, đipeptit… Trong phạm vi Chương trình Sinh học 11, chúng ta chỉ nghiên cứu giới hạn trong sự tiêu hoá ở một số động vật có ống tiêu hoá thuộc động vật có xương sống.

Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào các loại thức ăn khác nhau mà cấu tạo của bộ hàm, dạ dày và ruột của ống tiêu hoá ở các nhóm động vật là khác nhau. Chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu quá trình tiêu hoá ở miệng, dạ dày và ruột ở các nhóm động vật này.

III. TIÊU HOÁ Ở ĐỘNG VẬT ĂN THỊT VÀ ĂN TẠP

Quá trình tiêu hoá ở động vật ăn thịt và ăn tạp diễn ra trong các cơ quan tiêu hoá, bao gồm hai quá trình liên quan và hỗ trợ nhau là quá trình biến đổi cơ học và quá trình biến đổi hoá học.

1. Ở khoang miệng

Thức ăn hoặc con mồi được các động vật ăn thịt bắt giữ nhờ hàm răng như ở cá chuối (cá quả hay cá lóc), bò sát, chim (quạ, diều hâu). Ngoài ra, răng còn làm nhiệm vụ cắt, xé, nhai, nghiền như ở chó, mèo… biến con mồi hoặc thức ăn thành các phần tử nhỏ, tạo điều kiện cho quá trình biến đổi hoá học nhờ các enzim từ các tuyến nước bọt tiết ra.

* Hãy nêu rõ đặc điểm của bộ hàm ở động vật ăn thịt

2. Ở dạ dày và ruột

Dạ dày là nơi chứa và biến đổi thức ăn về mặt cơ học (nhờ những lớp cơ dày ở thành dạ dày) và hoá học (nhờ các tuyến vị có trong lớp niêm mạc) đối với các thức ăn prôtêin dưới tác dụng của HCl và pepsin trong dịch vị.

Thức ăn đã được biến đổi ở dạ dày sẽ được chuyển dần xuống ruột và tiếp tục tiêu hoá dưới tác dụng ở dịch tuỵ, dịch mật và dịch ruột thành những chất dinh dưỡng như axit amin, glixêrin – axit béo, các mônôsaccarit và các nuclêôit để có thể hấp thụ vào máu và bạch huyết.

Ruột của các động vật ăn thịt thường ngắn vì thức ăn giàu dinh dưỡng và dễ tiêu.

Quá trình tiêu hoá ở động vật ăn tạp cũng tương tự các động vật ăn thịt (ở miệng và dạ dày, ruột), tuy nhiên về cấu tạo có chút ít khác biệt, thích nghi với chế độ ăn, thể hiện ở hàm răng và độ dài ruột.

* Hãy nêu rõ bộ hàm và độ dài ruột ở động vật ăn tạp có gì khác so với động vật ăn thịt.

3. Sự hấp thụ các chất dinh dưỡng

Tiêu hóa ở ruột là giai đoạn quan trọng nhất trong quá trình tiêu hoá. Ruột là nơi thực hiện chủ yếu sự hấp thụ các chất dinh dưỡng (sản phẩm của quá trình tiêu hoá).

a) Bề mặt hấp thụ của ruột
Bề mặt hấp thụ của ruột tăng lên rất nhiều nhờ các nếp gấp của niêm mạc ruột, trên đó có các lông ruột và các lông cực nhỏ nằm trên đỉnh của các tế bào lông ruột (ở người, diện tích bề mặt hấp thụ của ruột tăng lên gấp 600 – 1000 lần so với bề mặt của ống ruột), tạo điều kiện hấp thụ hết các chất dinh dưỡng.

b) Cơ chế hấp thụ

Do đặc điểm cấu tạo của màng tế bào lông ruột (màng sống) mà có những chất được hấp thụ qua màng ruột theo cơ chế khuếch tán (như glixêrin và axit béo, các vitamin tan trong dầu). Phần lớn các chất còn lại (glucôzơ, axit amin …) được hấp thụ theo cơ chế vận chuyển chủ động (có tiêu dùng năng lượng). Các chất hấp thụ được vận chuyển theo con đường máu (đi qua gan) và đường bạch huyết trở về tim để phân phối tới các tế bào.

Động vật là những cơ thể dị dưỡng. Thức ăn lấy từ môi trường ngoài và được biến đổi trong quá trình tiêu hoá (tiêu hoá nội bào và tiêu hoá ngoại bào). Cấu tạo của các cơ quan tiêu hoá ở các nhóm động vật khác nhau là khác nhau.

Quá trình tiêu hoá chủ yếu là quá trình biến đổi hoá học được thực hiện nhờ các enzim. Ở động vật chưa có cơ quan tiêu hoá, tiêu hoá chủ yếu là tiêu hoá nội bào. Ở động vật có túi tiêu hoá, bao gồm tiêu hoá nội bào và ngoại bào. Ở động vật đã hình thành ống tiêu hoá và tuyến tiêu hoá, tiêu hoá ngoại bào là chủ yếu, bao gồm quá trình biến đổi cơ học và hoá học.

Ở động vật ăn thịt và ăn tạp, quá trình biến đổi cơ học diễn ra nhờ bộ hàm và cơ ở thành dạ dày. Quá trình biến đổi hoá học và sự hấp thụ các chất dinh dưỡng diễn ra chủ yếu ở ruột non. Sản phẩm của quá trình tiêu hoá được hấp thụ ở ruột và cung cấp cho nhu cầu của cơ thể.

TẠI SAO NÓI TIÊU HOÁ Ở RUỘT NON LÀ GIAI ĐOẠN TIÊU HOÁ QUAN TRỌNG NHẤT?

Vì ở miệng và dạ dày thức ăn mới chỉ biến đổi chủ yếu về mặt cơ học nhờ răng và cơ thành dạ dày, tạo điều kiện thuận lợi cho sự biến đổi hoá học chủ yếu ở ruột. Ở ruột, nhờ có đầy đủ các loại enzim để biến đổi tất cả các loại thức ăn chưa được biến đổi (lipit) hoặc mới chỉ biến đổi một phần thành các phần tử tương đối đơn
giản như mantôzơ và chuỗi pôlipeptit ngắn. Chỉ riêng prôtêin là loại thức ăn có cấu trúc phức tạp phải trải qua quá trình biến đổi cũng rất phức tạp, cần tới 7 loại enzim khác nhau, trong đó ở dạ dày chỉ có pepsin biến đổi thành các pôlipeptit chuỗi ngắn (khoảng 8 – 10 axit amin). Còn lại là do các enzim từ tuyến tuỵ và tuyến ruột tiết ra phân cắt các chuỗi pôlipeptit đó ở các vị trí xác định, cuối cùng thành các axit amin. Các enzim đó là: tripsin, chimotripsin, cacboxipeptiđaza, aminopeptitaza, tripepetitđaza và đipeptiđaza gọi chung là peptiđaza.

IV. TIÊU HOÁ Ở ĐỘNG VẬT ĂN THỰC VẬT

Thành phần chủ yếu trong thức ăn của các động vật ăn thực vật là xenlulôzơ, thành phần prôtêin và lipit ít. Hàm lượng các chất dinh dưỡng tương đối ít nên lượng thức ăn cần cung cấp phải đủ nhiều, do đó nơi chứa thức ăn phải có sức chứa lớn và ruột phải đủ dài, bảo đảm cho quá trình tiêu hóa và hấp thụ được tốt hơn, cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho nhu cầu của cơ thể.

1. Biến đổi cơ học

Cơ quan nghiền thức ăn ở động vật ăn thực vật chủ yếu là hàm răng có bề mặt nghiền rộng và nhiều nếp men răng cứng hoặc dạ dày cơ dày, chắc và khoẻ như ở chim. Quá trình biến đổi thức ăn về mặt cơ học được thực hiện trong khoang miệng và dạ dày.

a) Ở động vật nhai lại như trâu, bò, dê, cừu, hươu, nai… lúc ăn chúng chỉ nhai sơ qua rồi nuốt ngay vào da cỏ, tranh thủ lấy được nhiều thức ăn để sau đó mới “ợ lên”, nhai kĩ lại lúc nghỉ ngơi ở một nơi an toàn.

b) Chim ăn hạt và gia cầm không có răng nên mổ hạt và nuốt ngay, cố “ních” đầy diều để tiêu hoá dần . Trong diều không có dịch tiêu hoá mà chỉ có dịch nhày để làm trơn và mềm thức ăn, giúp cho sự tiêu hoá dễ dàng ở các phần sau của ống tiêu hoá.

2. Biến đổi hoá học và biến đổi sinh học

Thức ăn chỉ được lưu lại một thời gian ngắn trong miệng rồi được chuyển xuống dạ dày, ruột. Ở đây, thức ăn được biến đổi cả về mặt cơ học, hoá học và đặc biệt còn chịu sự biến đổi sinh học.

a) Ở động vật nhai lại

Dạ dày của các động vật nhai lại (trâu, bò, dê, nai, cừu) chia làm 4 ngăn là: dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách và dạ múi khế (dạ dày chính thức). Thức ăn (cỏ, thân ngô hoặc rơm…) được thu nhận và nhai sơ qua rồi nuốt vào dạ cỏ
là ngăn lớn nhất (ở bò). Ở đây, thức ăn được nhào trộn với nước bọt. Khi dạ cỏ đã đầy, con vật ngừng ăn và thức ăn từ dạ cỏ chuyển dần sang dạ tổ ong, từng búi thức ăn được “ợ lên” miệng để nhai kĩ lại (nhai lại). Đây là quá trình biến đổi cơ học chủ yếu và quan trọng đối với thức ăn xenlulôzơ. Chính thời gian thức ăn lưu lại tại dạ cỏ đã tạo điều kiện cho hệ vi sinh vật phát triển mạnh gây nên sự biến đổi sinh học đối với thức ăn giàu xenlulôzơ.

Thức ăn sau khi đã được nhai kĩ với lượng nước bọt tiết ra dồi dào cùng với một lượng lớn vi sinh vật sẽ được chuyển thẳng xuống dạ lá sách để hấp thụ bớt nước và chuyển sang dạ múi khế. Ở dạ múi khế (là dạ dày chính thức) thức ăn cùng với vi sinh vật chịu tác dụng của HCl và enzim trong dịch vị. Chính vi sinh vật là nguồn cung cấp phần lớn prôtêin cho nhu cầu của cơ thể vật chủ. Như vậy, quá trình tiêu hóa ở dạ dày của động vật nhai lại được bắt đầu bằng quá trình biến đổi cơ học và biến đổi sinh học. Tiếp theo là quá trình biến đổi hoá học diễn ra ở dạ múi khế và ruột, tương tự như ở các động vật khác.

* Quá trình tiêu hoá ở trâu, bò diễn ra như thế nào?

b) Ở động vật có dạ dày đơn

Các động vật có dạ dày đơn như ngựa, thỏ… thức ăn được tiêu hoá một phần ở dạ dày và ruột như các động vật khác. Riêng thức ăn xenlulôzơ trải qua quá trình biến đổi sinh học nhờ vi sinh vật diễn ra chủ yếu trong ruột tịt (manh tràng), ruột tịt rất phát triển và được coi như là dạ dày thứ hai, chứa một lượng lớn vi sinh vật.

c) Ở chim ăn hạt và gia cầm
Thức ăn được chuyển từ diều xuống dạ dày tuyến và dạ dày cơ (mề). Dạ dày tuyến tiết dịch tiêu hoá. Lớp cơ khoẻ và chắc của dạ dày cơ nghiền nát các hạt đã thấm dịch tiêu hoá tiết ra từ dạ dày tuyến. Thức ăn sẽ biến đổi một phần, sau đó chuyển xuống ruột. Ở ruột, thức ăn tiếp tục được biến đổi nhờ các enzim có trong các dịch tiêu hoá tiết ra từ các tuyến gan, tuyến tuỵ, tuyến ruột.

* Vì sao nói: “Lôi thôi như cá trôi lòi ruột”? (Cá trôi, cá trầm ăn gì?)

Thành phần thức ăn của động vật ăn thực vật chủ yếu là xenlulôzơ. Xenlulôzơ chịu sự biến đổi sinh học nhờ hệ vi sinh vật sống trong hệ tiêu hoá ở vật chủ (trong dạ dày của động vật nhai lại hoặc trong ruột tịt của động vật ăn thực vật có dạ dày đơn). Vi sinh vật tiết ra enzim xenlulaza để tiêu hoá xenlulôzơ, tạo nên các sản phẩm dùng làm nguyên liệu tổng hợp nên chất sống của bản thân chúng. Chính vi sinh vật là nguồn bổ sung prôtêin cho cơ thể vật chủ.
Về Đầu Trang Go down
http://af.247.is
Admin
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 178
Tiền : 42
Join date : 27/09/2008

Ôn thi Học Kì môn Sinh học Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Ôn thi Học Kì môn Sinh học   Ôn thi Học Kì môn Sinh học Icon_minitimeWed Nov 25, 2009 8:58 am

I. TRAO ĐỔI KHÍ GIỮA CƠ THỂ VỚI MÔI TRƯỜNG Ở CÁC NHÓM ĐỘNG VẬT

Sự cung cấp Ôn thi Học Kì môn Sinh học Fccc4b090cf6d17e3be3fd3085d21075 cho tế bào được lấy từ môi trường ngoài, đồng thời Ôn thi Học Kì môn Sinh học 73f79dbe8920f80784413d05fd3d47bc thải ra môi trường ngoài trực tiếp qua màng tế bào (ở động vật đơn bào), qua bề mặt cơ thể hoặc qua cơ quan hô hấp đã được chuyên hoá tuỳ mức độ tổ chức của cơ thể. Đây là quá trình trao đổi khí ngoài (hô hấp
ngoài), thực hiện qua bề mặt trao đổi khí. Bề mặt trao đổi khí nhỏ hay
lớn tuỳ thuộc vào mức độ hoạt động của cơ thể cũng đồng thời là nhu cầu
năng lượng của cơ thể. Các nhóm động vật có nhu cầu năng lượng cao,
hoạt động sống càng cao thì nhu cầu trao đổi khí càng lớn và ngược lại.

1. Trao đổi khí qua bề mặt cơ thể


Động vật đơn bào hay một số đa bào như ruột khoang, giun tròn, giun
dẹp, giun đốt, sự trao đổi khí được thực hiện trực tiếp qua màng tế bào hoặc bề mặt cơ thể.

2. Trao đổi khí qua mang

Sự trao đổi khí đối với động vật ở nước như trai, ốc, tôm, cua, cá… được thực hiện qua mang. Ôn thi Học Kì môn Sinh học Fccc4b090cf6d17e3be3fd3085d21075 hoà tan trong nước khuếch tán vào máu, đồng thời Ôn thi Học Kì môn Sinh học 73f79dbe8920f80784413d05fd3d47bc từ máu khuếch tán vào dòng nước chảy qua các lá mang nhờ hoạt động của các cơ quan tham gia vào động tác hô hấp:
ở cá là sự nâng hạ của xương nắp mang, phối hợp với sự mở đóng của
miệng; ở tôm, cua là hoạt động của các tấm quạt nước. Cách sắp xếp của
các mao mạch tỏng các phiến mang giúp cho dòng máu trong các mạch luôn
chảy song song nhưng ngược chiều với dòng nước chảy bên ngoài, làm tăng
hiệu suất trao đổi khí giữa máu và dòng nước giàu Ôn thi Học Kì môn Sinh học Fccc4b090cf6d17e3be3fd3085d21075 đi qua mang.

3. Trao đổi khí qua hệ thống ống khí

a) Ở sâu bọ, trao đổi khí thực hiện nhờ hệ thống ống khí. Các ống khí
làm nhiệm vụ dẫn khí, phân nhánh dần thành các ống khí nhỏ nhất, tiếp
xúc trực tiếp với các tế bào
của cơ thể và thực hiện trao đổi khí. Hệ thống ống khí thông với không
khí bên ngoài nhờ các lỗ thở. Sự thông khí trong các ống khí thực hiện
được nhờ sự co dãn của phần bụng.

b) Ở chim, sự trao đổi khí thực hiện qua các ống khí nằm trong phổi với
hệ thống mao mạch bao quanh. Sự lưu thông khí qua các ống khí thực hiện
được nhờ sự co dãn của các túi khí thông với các ống khí. Không khí lưu
thông liên tục qua các ống khí ở phổi theo một chiều nhất định kể cả
lúc hít vào và lúc thở ra nên không có khí đọng trong các ống khí ở
phổi. Như vậy, trao đổi khí xảy ra liên tục giữa máu trong mao mạch với
không khí giàu Ôn thi Học Kì môn Sinh học Fccc4b090cf6d17e3be3fd3085d21075 lưu thông trong ống khí (hình 17.4).

4. Trao đổi khí ở các phế nang (trong phổi)

Đối với đa số động vật ở cạn và một số ít các động vật ở nước như rắn
nước, ba ba, cá heo, cá voi… sự trao đổi khí thực hiện qua bề mặt trao
đổi khí ở các phế nang trong phổi. Sự lưu thông khí qua phổi thực hiện
nhờ sự nâng hạ của thềm miệng (ở lưỡng cư) hoặc co dãn của các cơ thở,
làm thay đổi thể tích của khoang thân (bò sát) hay khoang ngực (ở thú
và người)

II. VẬN CHUYỂN Ôn thi Học Kì môn Sinh học 1486e912819b7f948c0509552f9a111d TRONG CƠ THỂ VÀ TRAO ĐỔI KHÍ Ở TẾ BÀO (HÔ HẤP TRONG)


Vận chuyển Ôn thi Học Kì môn Sinh học Fccc4b090cf6d17e3be3fd3085d21075 từ cơ quan hô hấp đến tế bàoÔn thi Học Kì môn Sinh học 73f79dbe8920f80784413d05fd3d47bc từ tế bào tới cơ quan hô hấp (mang hoặc phổi) được thực hiện nhờ máu và dịch mô.
Ôn thi Học Kì môn Sinh học Fccc4b090cf6d17e3be3fd3085d21075 trong không khí hít vào phổi (phế nang hay ống khí) hoặc Ôn thi Học Kì môn Sinh học Fccc4b090cf6d17e3be3fd3085d21075 hoà tan trong nước khi qua mang sẽ được khuếch tán vào máu. Chúng kết hợp với hêmôglôbin hoặc hêmôxianin (các sắc tố hô hấp) để trở thành máu động mạch (máu giàu ôxi) chuyển tới các tế bào.
Ôn thi Học Kì môn Sinh học 73f79dbe8920f80784413d05fd3d47bc là sản phẩm của hô hấp tế bào được khuếch tán vào máu và được vận chuyển tới mang hoặc phổi. Ôn thi Học Kì môn Sinh học 73f79dbe8920f80784413d05fd3d47bc được vận chuyển chủ yếu dưới dạng natri bicacbônat (Ôn thi Học Kì môn Sinh học 011424d36eefb3f7526e3365722ad2ce),
một phần dưới dạng kết hợp với hêmôglôbin và một phần rất nhỏ dưới dạng
hoà tan trong huyết tương qua phổi hoặc mang ra ngoài.

* Hãy tóm tắt thông tin trên dưới dạng sơ đồ

Cơ thể thường xuyên có sự trao đổi khí với môi trường bên ngoài (hô hấp ngoài) để cung cấp Ôn thi Học Kì môn Sinh học Fccc4b090cf6d17e3be3fd3085d21075 cho hô hấp tế bào (hô hấp trong) có thể tiến hành được, đồng thời thải Ôn thi Học Kì môn Sinh học 73f79dbe8920f80784413d05fd3d47bc là sản phẩm của hô hấp tế bào ra môi trường ngoài.
Tuỳ mức độ tổ chức của cơ thể, sự trao đổi khí với môi trường ngoài có thể thực hiện trực tiếp qua màng tế bào
hoặc qua mang, qua da ẩm, qua ống khí hoặc phế nang bằng cơ chế khuếch
tán. Sinh vật càng hoạt động mạnh, nhu cầu năng lượng càng cao thì bề
mặt trao đổi khí càng tăng, đáp ứng nhu cầu Ôn thi Học Kì môn Sinh học Fccc4b090cf6d17e3be3fd3085d21075 của cơ thể. Vận chuyển khí giữa các cơ quan chuyên trách (mang, phổi) với tế bào của cơ thể là nhờ máu và dịch mô.
Về Đầu Trang Go down
http://af.247.is
 
Ôn thi Học Kì môn Sinh học
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
A4 Forum :: (¯`·.º-:¦:- THƯ VIỆN -:¦:-º.·´¯) :: Khoa học tự nhiên-
Chuyển đến 
Quảng cáo
Powered by Phpbb® Ver 2 Copyright ©2000 - 2009, Host by Forumotion .
© 2009 Việt Hóa Bởi Nh0c.Pr0. [truelove_86bl]
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên.
Xem tốt nhất ở độ phân giải 1024x768 với FireFox




Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất